Lễ hội tháng Giêng
1 - LỄ HỘI CHỢ XƯA
- Địa điểm: Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên.
-Thời gian: Họp sáng mùng một Tết Nguyên đán.
- Nội dung: Bán tất cả sản vật nông nghiệp địa phương. Cầu buôn may, bán đắt cho cả năm. Nơi đây có cầu gỗ 7 nhịp.
2 - HỘI CHỢ GIẢI
- Địa điểm: Làng Hạ Đại, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng.
-Thời gian : Mùng 2 tháng giêng
- Nội dung: Hội chợ giao duyên. Các cô gái làng Giải tìm bạn trai thiên hạ. Trai làng thi tài dành người đẹp.
3 - LỄ HỘI VẬT TỰ DO
- Địa điểm : Huyện Tiên Lãng
- Thời gian : Tổ chức vào đầu xuân năm mới hàng năm.
-
Nội dung : Đây là lễ hội vật truyền thống hàng năm của nhân dân huyện
Tiên Lãng. Là nơi có phong trào về môn vật tự do rất phát triển. Lễ hội
diễn ra thu hút đông đảo các đô vật trên địa bàn huyện tham gia, đủ mọi
lứa tuổi.
4 - HỘI VẬT CẦU Ở ĐỒ SƠN
- Địa điểm : Thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng.
- Thời gian : Từ mùng 4 đến mùng 6 tháng giêng âm lịch.
-
Nội dung : Vật cầu ở Đồ Sơn không rõ có tự bao giờ, nhưng theo các cụ
cao tuổi vùng này kể lại: Sau khi đánh thắng giặc phương Bắc, bà Lê Chân
được Hai Bà Trưng giao nhiệm vụ trấn giữ miền Duyên Hải. Bà sức cho dân
chúng vùng này đắp đường cho quân lính đi lại tuần tra canh gác. Dân
chúng hưởng ứng nhiệt tình. Họ cùng nhau chặt tre, phá vườn để hoàn
thành sớm những con đường trước thời gian quy định. Những ngày đắp đường
như thế, lúc giải lao, dân chúng thường lấy những củ chuối to ở các
mảnh vườn vừa phá, thách đố nhau bè chạy từ chỗ này đến chỗ khác, xem ai
nhanh hơn Từ đó, mỗi khi xuân về, Tết đến, dân vùng này lại tụ tập
diễn lại tích trò đặc biệt.
Ngày nay, vật cầu ở Đồ Sơn dường như
được phổ biến rộng rãi hơn. Vào những ngày Tết. Ngoài những lời chúng
mừng thăm hỏi tốt lành, người Đồ Sơn vẫn không quên dự những hội làng cổ
truyền và hiện đại trong đó có hội vật cầu.
5 - LỄ HỘI VẬT CẦU
-Địa điểm : Làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
-Thời gian : Tổ chức vào ngày 5 tháng giêng của năm "Phong đăng hoa cốc", 3 năm mới tổ chức một lần.
-
Nội dung : Tương truyền, vật cầu vốn là môn thể thao do tướng Phạm Ngũ
Lão (đời Trần) đặt ra để rèn luyện quân sỹ. Lễ hội này được chuẩn bị rất
chu đáo ngay từ ngày 30 Tết, cho đến đúng 10 giờ trưa ngày 6 tháng
giêng là bắt đầu diễn ra lễ hội và được diễn ra trong 3 keo.
6 - HỘI ĐU XUÂN
- Địa điểm : Huyện Thủy Nguyên.
- Thời gian : Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.
-
Nội dung :Cứ mỗi độ xuân về, hầu như tất cả các xã trên địa bàn huyện
Thủy Nguyên đều diễn ra hội Đu xuân. Nguồn gốc của hội Đu xuân có từ bao
giờ ? Chưa có sử sách nào nhắc tới. Theo truyền ngôn của các già làng
địa phương Thuỷ Nguyên cho biết: Đu xuân ở đây đã có từ lâu. Đây là một
trong những trò chơi của ngày hội xuân khá hấp dẫn, là trò chơi thể thao
dân tộc và được tuổi trẻ rất thích, là dịp để trai, gái gặp gỡ nhau.
Hội Đu xuân ở Thủy Nguyên vẫn duy trì đều đặn.
7 - TRÒ ĐỐT PHÁO ĐẤT
- Địa điểm : Tân Liên - huyện Vĩnh Bảo.
- Thời gian : Được tổ chức vào ngày 3 5 tháng giêng.
-
Nội dung : Chuyện kể rằng khi nữ tướng Lê Chân tham gia cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau CN), một lần dẫn quân qua vùng Vĩnh Bảo,
không ngờ voi bị sa lầy, cùng lúc đó quân giặc vừa kéo đến, nhưng dân
làng đã kịp thời hỗ trợ, vác đất lấp kín đoạn lầy cho voi đi qua. Bọn
giặc không hiểu vì sao quân ta lại cóa phép màu như vậy, bèn hhoảng sợ
và tháo chạy. Để ghi nhớ chiến tích này, hàng năm dân các làng thuộc vào
hội diễn lại tích tung đất reo hò... và sáng tạo ra hội pháo đất, thay
cho các động tác tung đất xa xưa, cũng gọi là trò đánh đườn
8 - HỘI CHÈO BƠI - ĐI KHEO
- Địa điểm : Thôn Quần Mục, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ.
- Thời gian : Lễ hội được diễn ra vào mùa xuân hàng năm.
-
Nội dung : Hội chèo bơi (người dân vùng này còn gọi là hội chèo thuyền)
có tự bao giờ, không thấy sử sách nhắc đến, nhưng theo các già làng địa
phương cho biết: Trước cách mạng tháng tám (1945), cứ vào tháng giêng
âm lịch, chọn ngày con nước dừng (nước không lên, không xuống) dân làng
lại hội tụ ở đình làng đề tổ chức rước xách, cầu nguyện, rồi mở hội chèo
bơi. Mục đích là "khai xuân" vào năm mới, phục vụ cho nghề đi biển.
Hình ảnh minh họa
Mỗi
xóm cử một thuyền trưởng cầm lái và 12 trai làng khoẻ mạnh, hiền hoà,
có kinh nghiệm, có kỹ thuật chèo thuyền. Thủ tục này được làm nghiêm
túc, công minh, do các ông cao tuổi lựa chọn. Từ chiều hôm trước, các
xóm tổ chức phóng thẻ để chọn người. Đúng 8 giờ sáng chủ nhật, Hội dóng 3
hồi trống, gần 40 trai làng của 3 thuyền, với trang phục quần dài, mặc
áo nâu, đầu quấn khăn nhiễu điều, lưng thắt bao tượng xanh, khẩn trương
xuống thuyền chờ lệnh xuất phát. Trên bờ người đứng vòng trong, vòng
ngoài hò reo như sấm dậy. Chủ hội gọi loa giới thiệu các thuyền theo vị
trí từng số để người xem tiện theo dõi. Đây cũng là dịp để các tay chèo
chuẩn bị ổn định tâm lý để cuộc đua bắt đầu. Theo quy định. Từ chỗ
thuyền xuất phát tới đích, cự hly khoảng 1000 mét. Vị trí có cắm cọc tre
giới hạn (gọi theo ngôn ngữ địa phương là cắm vè). Mỗi thuyền phải đi 3
vòng và về 3 vòng. Thuyền nào dủ 6 vòng nhổ vè trước là thắng cuộc.
Sau
khi tổ chức chèo bơi, với mục đích là khai việc đầu năm, Ban tổ chức
lại cho diễn tích trò đi kheo. Trò chơi đi kheo gắn liền với nghề đi
thuyền biển. Kheo là một dụng cụ người dân nơi đây dùng để đi te, bắt
tôm cá biển. Có những cái kheo cao tới 5 mét, nếu kẻ cả người lẫn kheo
thì nhiều khi cao tới gần 7 mét. Khi diễn ra trò đi kheo, người tham dự
được cầm gậy để múa may, pha trò. Thực ra, đây là một tích trò làm rất
khó. Đòi hỏi người diễn trò phải dày công luyện tập. Phải có một kỳ công
nghệ thuật mới có thể đi kheo trên cạn được.
Hội chèo bơi - đi
kheo ở Quần mục, Đại Hợp, Kiến Thụy diễn ra rất đều đặn, bền bỉ từ suốt
trước cách mạng tháng tám (1945) đến nay. Nó trở thành một lệ quen, một
sinh hoạt hàng năm của người dân nơi đây.
9 - HỘI CHÙA PHỔ CHIẾU
- Địa điểm : Xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải.
- Thời gian : Diễn ra vào ngày: 4/ 1 giỗ sư Tổ, 15/1 lễ Thượng Nguyên, 15/ 4 lễ Phật Đản, 15/ 7 lễ Vu Lan, 15/ 12 lễ Tất Niên.
10 - LỄ HỘI XUỐNG BIỂN
-Địa điểm : Làng chài Trân Châu, huyện Cát Bà.
-Thời gian : Từ ngày 4 đến 6 tháng giêng âm lịch hàng năm.
-Nội
dung : Sau khi làm lễ Thuỷ Thần, Long Vương, một hồi trống lệnh vang
lên, hàng trăm trai tráng tay cầm chèo hò reo chạy tới thuyền của mình
để kịp ra nhanh nhất nơi quy định. Một người chèo, một người tung lưới
và gõ nhịp vào mạn thuyền. Gõ càng mạnh, càng dồn dập, cá càng hoảng sợ
chạy mắc vào lưới càng nhiều. Đến trưa, nổ pháo lệnh thu quân. Mọi người
khênh cá của mình lên sân đình để các bô lão chấm thi. Con cá ngon nhất
được chọn nướng ngay trên đống lửa đỏ rực ở sân đình để tế Thần, còn
lại chia cho mọi người. Ai đánh được cá to nhất hoặc nhiều cá nhất được
trao giải.
11 - HỘI PHỤC LỄ (HỘI MỞ MẶT)
- Địa điểm : Xã Phục Lễ Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên.
- Thời gian : Từ mùng 4 - 10 tháng giêng
-
Đặc điểm: Con gái Phục Lễ quanh năm che mặt, chỉ đi dự chợ xuân mới mở
mặt vì vậy hội mở ra để cho các cô gái thi sắc đẹp, làm quân cờ người.
- Nội dung : Thi làm cỗ chay, làm dệt vải, hát đúm.
12 - HỘI ĐỀN QUỐC BẢO
- Địa điểm : Xã Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên.
- Thời gian : Từ ngày 6 11 tháng giêng
- Thờ : Trần Quốc Bảo, danh tướng, lập công lớn, vùng Tràng Kênh, chống Ô Mã Nhi.
- Lễ hội: + Tế: Nhân dân dâng hương
+ Đấu vật, đánh đu, hát đúm.
+Thăm
thắng cảnh: Di tích lịch sử Tràng Kênh - Bạch Đằng, quần thể lớn núi
non, núi con Hươu, núi Phượng hoàng, núi Rùa, núi con Rồng, núi Quả Thị.
13 - LỄ HỘI ĐÌNH VĨNH KHÊ
-Địa điểm : xã An Đồng, huyện An Hải
-Thời gian : Ngày 7 tháng giêng hàng năm
-Nội
dung : Lễ hội đình Vĩnh Khê được tổ chức đúng vào ngày sinh của Vũ
Trung và Vũ Giao, là hai vị tướng tài trí mưu lược triều vua Trần Nghệ
Tông (1370-1372), để thể hiện lòng tôn kính, tưởng nhớ cội nguồn, noi
gương trung liệt, hiếu nghĩa của hai vị tướng họ Vũ.
-Lễ hội :
Vào trước hôm khai cuộc, các vị cao tuổi trong các dòng họ tiến cử ra
hai cụ già làng có đủ tiêu chuẩn: đạo đức tốt, nhà của, con cái song
toàn, không vướng tang gia, trang phục gọn gàng, làm lễ "Giao điệt"
trước của đình. Hai vị cao tuổi được bình chọn, có trang phục giống nhau
và tiến hành biểu diễn những miếng, trò, vờn, chào cơ bản trong thi đấu
của một keo vật.
14 - HỘI ĐÌNH ĐỒNG LÝ
-Địa điểm : Xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên.
- Thời gian : Ngày 8-12 tháng giêng
-Thờ : Sử Quyên. Tướng thời Hai Bà Trưng tại đền.
- Lễ hội : + Rước bài vị Thần quanh làng. Tế lễ.
+ Cờ tướng, chọi gà.
+ Là linh Từ. Được làm lễ cầu mùa cho cả huyện, khi hạn hán.
15 - HỘI ĐỀN PHÒ MÃ (ĐỀ DẸO)
- Địa điểm : Thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên.
- Thời gian : Ngày 15 tháng giêng
- Thờ : Danh tướng Lại Văn Thành (chống Nguyên Mông) (Đô uý Thượng phẩm đại liên ban).
- Lễ: - Tế lớn để tưởng nhớ công tích danh tướng.
- Ngày 16/2: ngày mất, có lễ dâng hương.
16 - HỘI ĐỀN HẠ LŨNG
- Địa điểm : Xã Đằng Hải, Huyện An Hải.
- Thời gian : Ngày 16 - 18 tháng giêng
- Thờ : Ngô Quyền. Người mở đầu thời đại tự chủ.
Đại thắng quân Nam Hán (938) trên sông Bạch Đằng
- Lễ : Tế lễ dâng hương
- Đặc điểm : Di vật cọc Bạch Đằng (tham quan)
17 LỄ HỘI CHÈO BƠI
+ Địa điểm: Thị trấn Cát Hải huyện Cát Hải
+ Thời gian: Ngày 21 tháng giêng
18 LỄ HỘI TỪ LƯƠNG XÂM
+ Địa điểm: Xã Nam Hải huyện An Hải
+ Thời gian: Ngày 15 tháng giêng
19 LỄ HỘI LĂNG MIẾU ĐÔN NGHĨA
+ Địa điểm: Xã Vĩnh Niệm huyện An Hải
+ Thời gian: Ngày 15 tháng giêng
20 LỄ HỘI ĐỀN HÒA LIỄU
+ Địa điểm: Xã Thuận Thiên huyện Kiến Thuỵ
+ Thời gian: Ngày 14 tháng giêng
21 HỘI ĐUA THUYỀN PHƯỜNG NGỌC HẢI
+ Địa điểm: Phường Ngọc Hải thị xã Đồ Sơn
+ Thời gian: Ngày 4 tháng giêng
22 LỄ HỘI ĐÌNH CỰU ĐÔI
+ Địa điểm: Thị trấn Tiên Lãng huyện Tiên Lãng
+ Thời gian: Ngày 15 tháng giêng
23 - LỄ HỘI NÚI VOI
- Địa điểm : Tiên Hội - An Tiến - huyện An Lão
-Thời gian :Từ 15 - 17 tháng giêng
-Nội dung : Thờ bà Trần Thị Trinh và con trai là tướng Đạo Công đã có công giúp hai bà Trưng đánh giặc